BÁN TRỐNG MẢNH TANG LIỀN - NHẠC CỤ PHONG VÂN

BÁN TRỐNG MẢNH TANG LIỀN

BÁN TRỐNG MẢNH TANG LIỀN

BÁN TRỐNG MẢNH TANG LIỀN

Trống Mảnh, còn có tên là Đan Diện Cổ là nhạc cụ màng rung chi gõ, loại nhỏ, do người Việt/Kinh chế tác.

Trống Mảnh/Đan Diện Cổ là loại trống chỉ có một mặt được bịt da, đường kính khoảng từ 15cm đến 20cm, tang trống thấp từ 4cm đến 5cm, nhỏ và mỏng, nghệ nhân chế tác trống có thể để tang trống giữ màu gỗ tự nhiên hoặc sơn son thếp vàng lên trống.

Âm thanh Trống Mảnh/Đan Diện Cổ to và vang.

Trống Mảnh/Đan Diện Cổ được sử dụng đặc biệt cho Ban nhạc Hát Xẩm. Một đôi Trống Mảnh thường dùng hòa tấu cùng Đàn Nhị, Ðàn Bầu, Sênh, Phách trong Hát Xẩm.

Đôi Trống Mảnh.
Đôi Trống Mảnh.
“Nói về khả năng trình diễn, xẩm thuộc loại bộ môn mà nghệ nhân luôn phải vừa hát, vừa diễn tấu nhạc cụ cùng lúc. Ở đây, có lẽ tính chất o ép miếng cơm manh áo đã khiến người nghệ sĩ buộc phải rèn luyện tối đa để thích ứng với sự “tinh giảm biên chế”, nhưng vẫn đảm bảo sự phong phú về nghệ thuật.IMG_1968

Vừa đàn vừa hát được xem như một tiêu chuẩn “có hạng” của một bác xẩm thực thụ. Bên cạnh đó, cũng không hiếm những nghệ sĩ đa năng hơn, như bu tôi – nghệ nhân Hà Thị Cầu là một ví dụ điển hình. Bà thường vừa hát vừa có thể sử dụng trống phách bằng cả tay… lẫn chân.

Ngón chân phải kẹp 1 dùi gõ cỗ phách. Tay trái cầm cặp sênh, đồng thời gác lên thành chiếc trống mảnh thứ nhất, giữ chặt chiếc trống này tỳ vào đùi bên trái theo phương thẳng đứng.

Chiếc trống mảnh thứ hai được gác vào bắp vế đùi trái (hoặc gác vào cổ chân như trong ảnh). Tay phải bà cầm dùi vừa gõ trống, vừa gõ phụ trợ vào cặp sênh.

“Hãy thử hình dung xem, tay trái giữ sênh đi một chùm tiết tấu riêng, phách dưới chân đi nhịp đồng độ, tay phải lên xuống gõ “bập bung” vào 2 mặt trống, đồng thời gõ cả vào sênh, miệng vẫn bỏm bẻm nhai trầu, hát cứ như không, thật thiện nghệ.

Từ khóa:  

Bình luận