Đàn Chapi - Nhạc cụ dân tộc - NHẠC CỤ PHONG VÂN

Đàn Chapi – Nhạc cụ dân tộc

Đàn Chapi – Nhạc cụ dân tộc

Đàn Chapi – Nhạc cụ dân tộc Ở Việt Nam ta mỗi vùng, có một loại dân ca lễ hội, mỗi dân tộc có một loại nhạc cụ độc đáo để phục vụ cho các lễ hội dân gian đặc sắc đó. Người Ê Đê, Ba Na (Tây Nguyên) có đàn Tơ Rưng, người Chăm có khèn Sa Ra Nai, trồng Pa Ra Nưng, người Việt có kèn Bầu…

012 

Đồng bào dân tộc Raglai ở Ninh Thuận có đàn đá Bác Ái, một loại nhạc cụ độc đáo từ cổ xưa để lại, trong các lễ hội dân gian người ta còn dùng Mã La để phụ họa cho múa, cho hát, nhưng có lẽ độc đáo hơn cả là đàn Chapi, một loại nhạc cụ bằng ống bương (tre) được các nghệ nhân người Raglai chế tác và chơi trong các lễ hội dân gian, nhất là trong các ngày lễ tết của đồng bào dân tộc như: lễ bỏ mả, lễ lúa mới, lễ xuống đồng

Tết Nguyên Đán… Các cụ già Raglai kể Chapi là loại đàn của người nghèo, vì lẽ một chiếc đàn Mã La cổ loại tốt phải đổi bằng một con trâu hoặc hai con bò, một bộ Mã La hoàn chỉnh phải từ 9 đến 12 chiếc, còm Chapi thì ngược lại, chỉ một ngày đi rừng tìm tre to về làm là hôm sau có thể chơi được rồi mà chẳng khác nào một bộ Mã thu nhỏ. 

Đàn Chapi của đồng bào Raglai độc đáo ở chỗ khi nghệ nhân đàn lên ta nghe như có suối chảy róc rách, như có tiếng đàn Tơ Rưng, nghe kỹ như là đàn đá, nhắm mắt lại ta mường tượng như 8, 9 thanh niên đang chơi Mã La vậy. 

Hình thù đàn Chapi đơn giản chỉ là một ống tre to, người nghệ nhân tách vỏ tre lên là dây, sau đó họ vót miếng tre thật nhẵn nhét vào giữa hai sợ dây song song, cứ như thế người ta làm từ 5 đến 8 miếng tre, tùy theo vùng, ở Bác Ái thì có 8 miếng.

Khi chơi người nghệ nhân áp một đầu ống vào bụng, dùng hai hai vừa nâng đàn vừa lấy các ngón tay bật vào các miếng tre, miếng tre rung lên trên hai sợi vỏ tre phát thành tiếng nhạc độc đáo. Ở Bác Ái (Ninh Thuận) đồng bào Raglai thường dùng vào các ngày lễ, ngày tết, hầu hết đồng bào đều biết chơi đàn này. Ngày nay, đàn Chapi không còn bó gọn trong cộng đồng người Raglai nữa mà tiếng vang của nó đã lan ra toàn quốc và quốc tế. 

Cứ tết đến, mùa xuân về, bên bếp lửa hồng, người già uống rượu cần, con trai đánh đàn Chapi, con gái múa sanh tiền, cùng với Mã La phụ họa tạo nên một không khí hội hè vui tươi đến thâu canh suốt sáng.

Cứ mỗi dịp như thế, con trai bắt được vợ, con gái bắt được chồng, bởi tiếng đàng Chapi của người con trai làm bối rối người con gái, điệu múa của người con gái làm xiêu lòng người con trai… Cứ như thế, mùa xuân ngày tết ở buôn (làng) người Raglai kéo dài bất tận như tiếng đàn Chapi vậy.

Từ khóa:  

Bình luận