Trống cái - NHẠC CỤ PHONG VÂN

Trống cái

Trống cái là gì ?

Trống cái là nhạc cụ bộ gõ, chi gõ, không định âm, có kích thước lớn, xuất hiện ở khắp Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Dù ở đồng bằng hay miền núi người ta đều nhận ra sự có mặt của trống cái. Nó không chỉ đơn thuần là một nhạc cụ mà đã trở thành một dụng cụ thông tin trong trường học, quân đội, lễ hội… từ xưa đến nay.

Cấu tạo

Loại trống này có hình trụ khum với hai mặt trống bịt da trâu, bò có đường kính từ 50, 60 cm trở lên. Tang trống bằng gỗ, thân trống có một quai xách để treo trống. Nếu không sử dụng quai này người ta có thể đặt trống trên giá gỗ hay kim loại.

Trống cái không có kích thước chuẩn mực, loại trống nào người ta thấy có đường kính từ 50 cm trơ lên thì có thể gọi là trống cái (trống lớn) để phân biệt với loại trống nhỡ có kích thước trung bình và loại trống nhỏ (dùng làm đồ chơi như trống bỏi).

Loại trống cái của người Thái có kích thước khổng lồ, có khi đường kính đến 177 cm và chiều dài 287 cm.

Âm thanh

Âm thanh trống trầm và vang xa. Người ta có thể dùng một hoặc hai dùi gỗ để đánh trống (tùy theo tính chất của công việc). Cách đánh trống có nhiều cách: đánh giữa mặt trống, rìa mặt trống, tang trống hay đáng bạt dùi… Mỗi cách đều tạo âm sắc riêng. Có thể đánh nhanh hoặc chậm tùy trường hợp.

 

Tranh Đông Hồ vẽ cảnh múa lân, các nhân vật trong tranh sử dụng một số nhạc cụ Việt Nam như trống cái, kèn bầu, thanh la

Sử dụng

Là nhạc cụ hòa tấu dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng, trong biểu diễn nghệ thuật và thông tin trong cộng đồng (báo động, điểm giờ, cổ động…). Nghi lễ đánh trống khai giảng năm học mới đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam ngày nay.

Vào thế kỷ 15 và 16 trống cái đã xuất hiện trong các dàn nhạc như Đường thượng chi nhạc và Nhã nhạc. Đến thế kỷ 18 người ta nhận thấy sự có mặt của nó trong dàn nhạc lễ và trong các ban nhạc sân khấu như tuồng, chèo để tạo không khí kịch tính. Tại Tây Nguyên, trống cái tham gia hòa tấu với dàn nhạc cồng chiêng, còn ở Tây Bắc nó xuất hiện trong đám múa sư tử, điệu xòe hoa (của người Thái).

Chú thích

 

The trống cái or trống đại “great drum” is a traditional Vietnamese bass drum. It has a barrel-shaped wooden body, and gives a deep booming sound. The trong cai drums are typically hung on a stable frame, and in traditional drama the trống đại cổ is beaten to support the singers. It can also be carried and used at the head of a dragon dance procession.

Reference

  1. Jump up^ International Workshop on Nhã Nhạc of Nguyễn Dynasty: Huế court music – Page 115 Huế Monuments Conservation Center, Ủy ban quốc gia Unesco của Việt Nam, Viện nghiên cứu âm nhạc (Vietnam) – 2004 “…Trống cái (big drum)”
  2. Jump up^ A handbook of the musical instrument collection of the Commercial Museum, Philadelphia 1961- Page 28 , Joseph Barone – 1961 “Dimensions: Height — 20″; Diameter of Heads — 10″. t Cai-Trong (Cai tron) — Annam, Indo-China The Cai-Trong of Annam retains many characteristics of Chinese drums. It has a barrel-shaped wooden body, which is brightly lacquered, and .”
  3. Jump up^ Vietnam pictorial – Issue 546 – Page 36 Thông tấn xã Việt Nam, Vietnam. Bộ văn hóa và thông tin – 1999 “..the “trong cai” or “dai cau” — the bass drum, giving a deep-toned rumbling or booming sound upon percussion.”
  4. Jump up^ Famous ancient dance relives or lives again – 1000 Years Thang Long “If the dragon dance is performed in a procession, the Trong Cai (Big Drums) go first and the dragon dance follows.”

 

urg1418182023 qyv1418182781 IMG_2512 IMG_2508 download igi1344918378 eep1465372709 1034450_jpg

 

Trống cái, bán trống cái , giá trống cai, trong cai, mua bán trống cái, cửa hàng bán trống cái, cơ sở làm trống cái, cơ sở sản xuất trống cái,các loại trống, trong com instrument, trong perak throng, strongi

Từ khóa:  

Bình luận