TRỐNG ĐỤC
Giá: 140.000.000 ₫
TRỐNG ĐỤC
Chuông, trống, mõ là pháp khí dùng trong nghi lễ Phật giáo, Phật tử chúng ta cần biết ý nghĩa và cách sử dụng thông thường, để có thể dùng được khi cần đến.
Trống: Tiếng trống tượng trưng cho chánh pháp. Chúng sanh mỗi khi nghe tiếng trống chánh pháp ấy thì tội chướng được tiêu trừ và cũng nhờ đó mà được giải thoát vào cảnh giới an lạc.
Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đá, cây, đồng, v.v…Xưa tại Ấn Độ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Khi Đức Phật còn tại thế, dùng nó để tập họp chúng Tăng Bố tát, nghe pháp…
Trong kinh Lăng Nghiêm:
Đức Phật dạy:
“- Này A Nan, ngươi hãy nghe tiếng trống mỗi khi dọn cơm xong, nghe tiếng chuông mỗi khi nhóm họp đại chúng trong tinh xá Kỳ Đà Hoàn nầy. Tiếng trống hoặc tiếng chuông ấy trước sau nối tiếp nhau. Vậy, theo ý ông, mỗi khi ông nghe được các thứ tiếng ấy là vì nó tự bay đến bên tai ông, hay tai ông đến nơi chỗ phát tiếng ấy?”.(Đây là lúc đức Phật chỉ cái Tâm cho ngài A Nan)
Ngũ Phần Luật có ghi: “chư Tỳ kheo bố tát, chúng bất thời tập. Phật ngôn: nhược đả kiền chùy, nhược đả cổ…”.
Trong kinh Kim Quang Minh có chép: “Một hôm người Tín Trưởng Bồ tát nằm mộng thấy một cái trống bằng vàng. Trống ấy có chiếu ra hào quang sáng rực như mặt trời. Trong hào quang có rất nhiều đức Phật đang ngồi trên tòa sen lưu ly đặt dưới những gốc cây quý. Chung quanh các đức Phật đều có trăm nghìn ức vị đại đệ tử đang ngồi nghe pháp. Lúc ấy có một đạo sĩ Bà la môn đang cầm dùi trống đánh mạnh vào chiếc trống vàng, tiếng trống vang rền nghe như lời kinh sám hối. Khi đã tỉnh mộng, ngài Tín Trưởng Bồ tát liền đem những điều mà mình đã thấy nghe trình lên đức Thế tôn.”.
Trung Quốc thời xưa dùng nó trong các dịp lễ lộc, vũ hội…Loại hình có to, nhỏ, treo hoặc để trên giá…
Từ đời Đường về sau, theo thanh quy của thiền môn, trống là một trong những loại pháp khí dùng làm hiệu lệnh báo thời sớm tối. Sau này Phật giáo Trung Quốc tiến thêm bước nữa là phối hợp nhịp điệu, âm thanh của tiếng trống hòa cùng những lời tán tụng, phổ thành nhạc điệu, gọi là “kỹ nhạc cúng dường, trang nghiêm đạo tràng”, dùng âm thanh làm Phật sự, trợ giúp đại chúng phát tâm thành kính với Tam Bảo.
Ai đã đưa trống vào tự viện? Năm nào? Chưa có tài liệu nào đưa ra một giả thuyết khả dĩ đáng tin cậy. Tuy nhiên, dựa vào bản dịch bài Thiền Sư Đại Điên và Hàn Dũ thời Đường Hiến Tông năm 820, chúng ta thấy chuông và trống đã được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ Phật giáo. Do đó, ít nhất chúng ta đoán được là trước năm 820, trống đã được đưa vào chùa để làm pháp khí.
Có hai loại trống: Trống lớn gọi là trống tẩu, nhỏ gọi là trống ứng.
a. Trống lớn: Dùng để đánh vào những dịp lễ lớn. Trống lớn thường gọi là trống Bát Nhã. Đánh trống lớn có bài kệ của nó. Tiếng trống Bát Nhã đánh lên để cung thỉnh Phật đăng bảo tọa. Bài kệ đánh Trống Bát nhã như sau:
Bát nhã hội, Thỉnh Phật thượng đường, Đại chúng đồng văn, Bát nhã âm, Phổ nguyện pháp giới, Đẳng hữu tình, Nhập Bát nhã, Ba la mật môn.
Nghĩa là:
Hội Bát nhã, Thỉnh Phật lên tòa, Đại chúng đều nghe: Âm Bát nhã, Nguyện khắp pháp giới, Chúng hữu tình, Nhập Bát nhã, Chứng Ba la mật.
b. Trống nhỏ: Dùng để đánh mỗi khi tụng kinh nên cũng được gọi là trống kinh (tiếng bình dân thường gọi là trống cơm). Ngoài việc dùng đánh để tụng kinh hằng ngày vào hai thời công phu khuya và chiều trong các tự viện. Trống nhỏ khó đánh hơn trống lớn. Bài học để sử dụng cho trống nhỏ rất nhiều, phức tạp và khó học. Có rất nhiều thể điệu khác nhau như là thể điệu thiền khi tụng kinh, thể điệu ai khi dùng vào đám táng, chẩn tế cô hồn, … Nếu không học thì không thể sử dụng được.
Liên hệ
Cửa hàng Hà Nội: Số 616 – Đường Ngô Gia Tự – Quận Long Biên – TP Hà Nội
DĐ: Ms Hieu: 02432 161 759 / 0981 892 688
Ms Thu: 0981 226 887 .
Cửa hàng HCM (Chi nhánh 1) : Số 66 – Đường Nguyễn Hữu Tiến – Phường Tây Thạnh – Quận Tân Phú – TP Hồ chí Minh
ĐT: 0286 269 3239 Fax: 0286 269 3239
DĐ: Mr Trung 0913 809 628 / 0989 875 628
– Cửa hàng HCM ( Chi nhánh 2): Số 169 Đường Đinh Bộ Lĩnh – Phường 26 – Quận Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh
( Gần bến xe Miền Đông )
ĐT: 0286 297 8268 / Fax: 0286 297 8268
Mr Trung: 0913 809 628 / 0989 875 628
– Cửa hàng HCM( Chi nhánh 3): Số 603 – Đường Quốc Lộ 13, Khu phố 3- Phường Hiệp Bình Phước – Quận Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0913 809 628 / 0989 875 628
Thời gian làm việc: 7h30 sáng – 17h30 chiều
– Thông tin website và Email:
Http://nhaccuphongvan.vn / Http://chuongchua.com /
http://thunggophongvan.com / http://trongtruong.com
http://trongphongvan.vn / http://tronghoithanglong.com /
– Email: chuongchuaphongvan@gmail.com / Trongphongvan@gmail.com/
– Thông tin chuyển khoản:
Chủ TK: Lê Ngọc Trung
Số Tk 1: 0541000183747
Tại Ngân hàng VietComBank-Chi nhánh Chương Dương.
Số TK 2: 020011303782
Tại Ngân hàng Sacombank_Chi nhánh Chương Dương
Số TK 3: 1220205086944
Tại ngân hàng AGRIBANK_ Chi Nhánh Chương Dương
Số TK 4: 15010000311149
Tại ngân hàng BIDV_Chi Nhánh Chương Dương
Số TK 5: 711A81067751
Tại ngân hàng Vietinbank – Chi Nhánh Chương Dương
Số TK 6: 19026271466668
Tại ngân hàng Techcombank- PGD Ngô Gia Tự
– Mọi thắc mắc xin Quý khách vui lòng gọi điện thoại hoặc Email cho chúng tôi bất cứ lúc nào, chúng tôi sẽ phản hồi cho Quý khách trong thời gian sớm nhất.
– Quý khách chưa hài lòng về chất lượng hàng hóa và phong cách phục vụ của Phong Vân, Quý khách có thể phản ánh để chúng tôi được cải thiện mình và đem đến cho Quý khách sự hài lòng nhất.
– Quý khách mua hàng trực tiếp tại Công ty và thanh toán tiền mặt hoặc Quý khách ở xa có thể mua hàng trực tuyến và chuyển khoản cho chúng tôi.
Cám ơn Quý khách đã liên hệ tới Cơ sở Phong Vân.
Chúc Quý khách luôn vui vẻ và thành công!