Mua trống đế lõi mít trong chèo
Giá: 500.000 ₫
Sản phẩm: Mua trống đế lõi mít trong chèo
Chất liệu được làm bằng gỗ lỏi mít, bọc da trâu,đóng đinh tre.
Kích thước: mặt trống rộng 16 cm – cao 18 cm
Mắc sắc để tự nhiên.
Hình ảnh trống đế:
- Tìm hiểu về trống đế trong nghệ thuật dân tộc hát chèo:
Trống đóng vai trò không thể thiếu trong bộ môn nghệ thuật chèo, gồm một trống đại cổ gọi là trống cái (trống chầu) và cái trống đế.
Trống chèo có những chức năng khác như khi khai tràng (mở đầu) có tiếng trống chầu, trống đế (chèo). Đánh những bài đầu thì tiếng trống nổi lên hợp với tiếng mõ và tiếng la tạo ra một không khí sôi động để cho mọi người chú ý để mở màn.
Trống đế dùng hai dùi, khi đánh mau vào hai bên tang trống là róc tang; đánh vào giữa mặt trống là lên mặt; tay trái đè mặt trống, tay phải gõ dùi lên mặt trống la bịt mặt; hai dùi đánh mau trên mặt trống là đổ trống. Đánh theo nhịp gọi là đánh khổ trống với nhiều cách đánh từ đổ 2 nhịp, 4 nhịp, 6 nhịp đến 8 nhịp. Không phải chỉ đánh chân phương mà thường đánh hoa lá, thay đổi theo tình tiết của vở diễn, không khí trầm lắng hay rộn rịp của lớp trò và diễn tả được tâm trọng vui buồn của nhân vật.
Do trống đế là nhạc khí chủ đạo nên người đánh trống đế gần như là chỉ huy dàn nhạc. Người đánh trống càng tinh tế tài hoa thì diễn viên và dàn nhạc càng hứng thú và hiệu quả buổi diễn sẽ càng cao.
Hát bội
Trống chầu |
Trong Hát bội nhạc khí đặc biệt nhứt là trống chầu, một chiếc đại cổ đặt bên cạnh sân khấu kế bên dàn nhạc. Người đánh trống chầu không thuộc thành phần nhạc công trong dàn nhạc mà là người am hiểu nghệ thuật Hát bội để vừa đại diện khán giả, vừa hướng dẫn người xem trong việc phê phán, khen chê một cách chính xác.
Người đánh trống chầu giỏi cũng phải am hiểu văn chương của tuồng để điểm trống cho đúng vì tiếng trống chầu cũng tựa như dấu chấm, dấu phết trong một câu văn. Đánh đúng cách, nói theo giọng nhà nghề là không “đánh lọt vào trong họng” của diễn viên, mà đôi khi còn “đỡ giọng” giúp cho đào kép bằng cách dùng tiếng trống phụ với dàn nhạc gây không khí sôi động cho sân khấu. Đánh một tiếng là điểm câu, hai tiếng là khen vừa, ba tiếng là khen nhiều.
Chính vì vậy ngày xưa trong làng hễ đêm nào nghe tiếng trồng chầu nhiều mọi người bảo nhau: “Chà, hôm nay tiếng trống chầu đánh nhiều, chắc là đoàn này diễn hay lắm, mai phải đi xem mới được”.
Ca Trù
Trong Ca trù, ngoài đào nương ca, kép đờn đáy phụ hoạ còn có người đánh trống chầu, không chỉ thuần tuý đánh nhịp mà còn nhằm nhận xét, khen chê. Người đánh trống chầu phải là người thật am hiểu Ca trù và thông thạo lề lối đánh trống, hễ đoạn nào ả đào (diễn viên) hát hay sẽ ngợi khen bằng cách gõ một bên tang trống gọi là chát, hoặc đánh giữa mặt trống gọi là tom (vì thế dân gian còn gọi việc đi nghe hát Ca trù là thú tom chát). Có nhiều khổ trống dùng để khen giọng hát hát, tiếng đàn mang tên đầy thi vị như song châu, liên châu, xuyên tâm, phi nhạn …
Tóm lại, trên thế giới không có nơi nào có tiếng trống có nhiều cách đánh để bày tỏ sự khen ngợi như vậy, với nhiều công thức khác nhau như khen trước khi dứt câu khác với sau khi dứt câu, cách khen tiếng đàn cũng khác với khen giọng hát…
* * *
Có thể nói, xưa nay người Việt Nam khi thưởng thức âm nhạc ít lưu tâm đến tiếng trống, không cảm nhận được tầm quan trọng của trống trong âm nhạc truyền thống. Rõ ràng nhìn vào bề sâu mới thấy trống có vai trò chủ đạo, dẫn dắt trong sự biểu diễn của một số bộ môn chớ không chỉ đơn thuần đi theo, phụ họa.
Tags: trống đế, mua trống đế, trống đế trong chèo, nhạc cụ truyền thống
Bình luận
Giá: 500.000 ₫