Cửa hàng bán mõ chùa bằng gỗ
Giá: 2.200.000 ₫
Cửa hàng bán mõ chùa bằng gỗ
Dẫn: Chuông, trống, mõ là pháp khí dùng trong nghi lễ Phật giáo; Phật tử chúng ta cần biết ý nghĩa và cách sử dụng thông thường, để có thể dùng được khi cần đến. Bộ chuông mõ Đài Loan 14 inch 36 cm
3. Mõ chùa:
Có người cho rằng mõ là do Sa-môn Chí Lâm đời Đường tạo ra; nhưng điều này không lấy gì làm chắc; vì không có sử liệu rõ ràng.
Theo sách Tham Thiền Ngũ Đài Sơn Ký (quyển 3), Tống Thần Tông, Hy Ninh năm thứ 5 ngày mồng 8 tháng 8 ghi: Trong chùa Thanh Thái có thờ tượng ngài Phó Đại Sĩ. Mỗi khi Ngài muốn gặp các vị tu hạnh đầu đà nơi cao sơn; chỉ gõ mõ; chư vị sau khi nghe tiếng mõ ấy liền đến. Sau đó, các tự viện lớn nhỏ dưới chân núi đều dùng mõ để tập họp đại chúng.
Theo sách Tam Tài Đồ Hội của Vương Tích đời Minh có đoạn: “Mõ là loại mà dùng cây khắc thành hình con cá, rỗng bên trong; gõ nó sẽ phát ra tiếng; các hàng Phật tử khi tán tụng đều dùng đến nó.”
Theo sách Thích Thị Yếu Lãm ghi rằng: chuông, khánh, bản đá, bản gỗ; mõ đều có khả năng phát ra âm thanh một khi gõ vào và nhờ nghe đó mà đại chúng tập họp nên các loại đó đều gọi là kiền chùy.
Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy; chương Pháp Khí cũng nói khi dùng cơm hoặc khi phổ thỉnh chúng tăng đều gõ mõ. Từ đây chúng ta có thể hiểu lúc đầu mõ dài (loại 1) được dùng để tập họp Tăng chúng.
Nhưng vì sao mõ đều khắc hình con cá? Sách Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy nói rằng vì loài cá suốt ngày đêm đều tỉnh; nên khắc hình con cá để mỗi khi gõ; chúng ta tự nhắc mình phải tỉnh thức, chớ có hôn trầm, giải đãi.
Trong sách Chính Ngôn đời nhà Đường thì chép:
“Có một người bạch y đến hỏi một vị Trưởng lão ở Thiên Trúc rằng: – Tại sao các Tăng xá đều có treo mõ? Vị trưởng lão trả lời: – Vì để cảnh tĩnh chúng Tăng tại Tăng xá hay tự viện ấy. Người bạch y hỏi tiếp: – Nhưng tại sao lại tạc hình con cá? Vị Trưởng lão không trả lời được. Người bạch y lại hỏi ngài Hộ Biện và được ngài giải thích rằng: – Loài cá là loài không bao giờ nhắm mắt và thích hoạt động. Cũng vì muốn cho người tu hành ngày đêm quên ngủ, gắng công tu tập, mau chứng đạo quả nên treo và đánh mõ và cái mõ được tạc hình con cá vậy.”
Sách Tăng Tu Giáo Uyển Thanh Quy (quyển hạ, phần pháp khí) có ghi lại truyền thuyết rằng có một vị Tăng do phản thầy; huỷ pháp mà bị đoạ làm thân cá; trên lưng con cá ấy lại mọc một cái cây, mỗi khi sóng to gió lớn, khiến thân ra máu, thật thống khổ vô cùng. Một lần nọ, vị Thầy Bổn Sư qua biển, nhân đó nó muốn đòi nợ liền nói rằng: Thầy không dạy bảo nó nên nó mới phải bị đọa làm thân cá như thế này, do đó nay nó muốn báo oán. Thế rồi, vị Thầy ấy bảo cá nên ăn năn sám hối; Thầy ấy cũng vì con cá mà cầu siêu chú nguyện và ngay đêm ấy nó được hóa kiếp. Vị Thầy Bổn Sư liền đem cây ấy đẽo thành hình con cá và treo lên để cảnh tỉnh đại chúng. Có thể vì lý do này các mõ tròn sau này cũng hay khắc hình con cá trên mõ để cảnh tĩnh đại chúng.
Mõ có hai loại: Mõ có hình bầu dục và mõ có hình điếu; Tất cả đều được tạc theo hình con cá.
a. Mõ hình hình bầu dục: Mõ nầy dùng để tụng kinh; điều khiển buổi lễ khi đông người tụng được nhịp nhàng.
b. Mõ hình điếu: Mõ nầy treo ở nhà trù dùng để báo hiệu khi thọ trai hay chấp tác. Ngoài ra, cũng có một loại mõ rất nhỏ dùng để chư Tăng đi kinh hành gọi là nhiễu Phật. Tiếng mõ vừa giữ cho buổi lễ được trang nghiêm lại vừa giữ cho tâm hồn khỏi tán loạn trong khi hành lễ. Bởi thế, người đánh mõ gọi là Duyệt chúng, tên nầy gọi là làm đẹp lòng mọi người trong lúc cùng tụng kinh với nhau. Đánh mõ phải học hẳn hoi; đúng điệu và đúng cú pháp của nó.