MÕ CHÙA - NHẠC CỤ PHONG VÂN

MÕ CHÙA

Tình Trạng : Còn Hàng

Giá: Liên Hệ

SẢN PHẨM: MÕ CHÙA

– Địa chỉ cửa hàng: 

Cửa hàng Hà Nội: Số 235 – Đường Ngô Gia Tự – Quận Long Biên – TP Hà Nội

:  0243 2161 759 / 0981 892 688 .

         

Cửa hàng HCM (Chi nhánh 1) : Số 66 – Đường Nguyễn Hữu Tiến –  Phường Tây Thạnh –  Quận Tân Phú – TP Hồ chí Minh

DĐ:  Mr Trung 0913 809 628 / 0989875628

ĐT: 02862693239  

– Cửa hàng HCM ( Chi nhánh 2): Số 169 Đường Đinh Bộ Lĩnh – Phường 26 – Quận Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh

( Gần bến xe Miền Đông ) 

ĐT: 0286 297 8268 / 

 Mr Trung: 0913 809 628 / 0989 875 628

(tên phiên âm Hán-Việt ít dùng là mộc ngư) được xếp là một nhạc khí tự thân vang, phổ biến ở Việt Nam. Trên thực tế mõ được sử dụng vào các môi trường khác nhau và có những chức nǎng khác nhau

mo go mit

Cấu tạo và phân loại

  • Mõ chùa làm từ các loại gỗ chắc, cứng, hình dạng thường gặp hình cầu dẹt với nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau: Cỡ to nhất có đường kính khoảng 70 – 80 cm, cỡ vừa đường kính 20 – 30 cm và cỡ nhỏ đường kính 5 – 7 cm. Tất cả ở giữa đều rỗng, khoét theo hình lòng máng. Dùi gõ mõ cũng làm bằng gỗ, kích cỡ của dùi to nhỏ tương xứng với kích cỡ của mõ. Âm thanh của mõ gỗ giòn, âm vang sâu lắng. Trong chùa mõ được sử dụng khi tụng kinh với vai trò điểm nhịp đều theo lời tụng.

 

Mõ chùa được đặt tại Bảo tàng Âm nhạc Busan với ghi chú là nhạc cụ của Việt Nam

  • Mõ làng có nhiều loại: Có loại làm bằng gỗ cứng hình cá trắm dài khoảng 1 m, to, khoét dài rỗng theo bụng cá và thường treo ở điếm làng. Có loại làm bằng gốc tre già gọt theo hình trǎng khuyết, đường kính từ 15 – 20 cm, ở giữa có khoét một rạch rỗng. Trong đời sống nông thôn người Việt xưa, mõ có chức nǎng thông tin. Mõ được làng giao cho một người đàn ông phụ trách, thượng được gọi là thằng mõ hay anh mõ. Vào những dịp có việc làng hoặc những sự kiện đột xuất cần thông báo thằng mõ có nhiệm vụ gõ mõ thông tin cho khắp các gia đình trong làng.
  • Mõ trâu được làm bằng gỗ hoặc gốc tre già hình hộp đứng. Mặt đáy khoét rỗng thông với mặt trên. Mặt đáy hình chữ nhật với chiều dài từ 20 – 25 cm, chiều rộng từ 10 – 15 cm. Mặt trên hình chữ nhật với chiều dài, dài hơn chiều dài của mõ và ở giữa buộc 2 đoạn gỗ dài hơn chiều cao của mõ khoảng 1 cm. Người ta buộc mõ vào cổ trâu. Khi trâu chuyển động, đi lại, 2 đoạn gỗ gõ đều đặn vào thành trong của mõ phát ra âm thanh nghe lách cách vui tai.
  • MÕ GỖ DÙNG CHO CHÙA ĐƯỢC LÀM BẰNG THÂN CÂY GỖ MÍT ĐỤC NGUYÊN KHỐI.

GO MIT CAY

Âm nhạc hiện đại

Mõ thuộc bộ gõ, không định âm, tham gia hòa tấu trong các dàn nhạc sân khấu và nhiều loại hình ca hát khác. Cấu tạo của mõ loại này thường làm bằng tre già, hình trǎng khuyết như mõ làng, ở một số dàn nhạc tuồng, chèo còn dùng mõ gỗ như mõ chùa, kích cỡ vừa phải, đường kính từ 10 – 25 cm. Ngày nay mõ còn được dùng trong các tốp nhạc dân tộc mới và trong dàn nhạc dân tộc tổng hợp. Đặc biệt tham gia vào dàn Đại nhạc Huế hiện nay có loại mõ làm bằng sừng trâu. Mõ này làm từ sừng trâu cong, cắt bỏ phần đầu nhọn, lấy phần gốc dài chừng 10 – 15 cm. Âm thanh của mõ sừng trâu vang, khoẻ.

Sự tích gắn liền với Phật giáo

Ngày xưa, có một vị Hòa thượng trụ trì một ngôi chùa ở gần bờ sông trong một thôn quê. Mỗi khi có việc ra tỉnh, ngài quá giang bằng chiếc đò ngang. Hôm ấy nhằm ngày 13 tháng bảy, ngài quá giang ra tỉnh để chủ lễ một đàn kỳ siêu. Khi đò ra tới giữa dòng thì thấy sóng nổi lên ầm ầm làm cho thuyền tròng trành muốn đắm. Ai nấy ở trên đò cũng đều hoảng hốt, thì ngay lúc ấy, bỗng nhiên thấy nổi lên trên mặt nước, một con cá kình rất lớn, dương hai mắt đỏ ngầu mà nhìn chăm chăm vào vị Hòa thượng kia. Nhưng Hòa thượng vẫn bình tĩnh ngồi niệm Phật.

Con cá liền cất cao cái đầu lên khỏi mặt nước mà lắp bắp cái miệng nói: “Hỡi hành khách ở trên đò! Các người muốn được yên lành, hãy liệng lão ác tăng xuống đây cho ta, để nuốt chửng nó đi cho hả cơn giận. Các người có biết không? – Ngày trước, ta theo lão tu đạo, lão không chịu giảng dạy chi cả, cứ buông lỏng cho ta muốn làm gì thì làm, không hề kiềm chế. Vì vậy, ta mới sinh ra lười biếng, chỉ lo rong chơi ăn ngủ theo thế tục, không thiết gì tới công phu bái sám, ăn chay niệm Phật và săn sóc công việc Chùa. Không những thế, mỗi khi có đám tiệc lại để cho ta mang hậu đắp y để khoe khoang với đại chúng và bổn đạo. Vì những tệ đoan như thế, nên sau khi ta chết, phải đọa vào loài súc sinh, làm thân cá kình, đi tới đâu thì ồ ạt tới đó, làm cho những tôm cá chạy đi hết, không có cái gì để ăn, phải chịu đói khát, rất cực khổ, khổ còn hơn loài quỷ đói nữa. Vì thế mà ta chỉ oán lão thôi, còn các người đối với ta vô can, ta không muốn làm hại ai cả”

 

Mõ nguyên bản hình con cá tại một ngôi chùa ở Uji,Nhật

 

Mõ gỗ khắc hinh “song ngư” trong chùa Hội Linh (Cần Thơ) được làm hồi đầu thế kỷ 20

Nghe cá nói xong, Sư liền mỉm cười mà đáp rằng: “Này nghiệt súc! -Nhà ngươi nói thế mới thật là thậm ngu. Há ngươi không hiểu câu phương ngôn: Ðạp gai, lấy gai mà lễ, hay sao? -Nếu ngươi đã biết vì tạo những tội lỗi như thế mà phải đọa làm thân cá thì nhà ngươi cần phải ăn năn sám hối tội lỗi và tạo duyên lành, ngõ hầu mới được tội diệt phúc sinh, rồi mới mong thoát khỏi được quả báo. Ta là Thầy ngươi, mỗi khi dạy ngươi đúng theo giới luật, thì ngươi bảo là quá nghiêm khắc, hay la mắng quở trách, còn thả lỏng cho ngươi không nghiêm trị, thì ngươi quen tính phóng túng, thành thử mới phải đọa làm loài cá. Một khi bị đày, ngươi cần phải sám hối và báo cho ta biết để tụng kinhsiêu độ và xả tội cho, còn nếu như muốn ăn thịt ta thì lấy ai để cứu ngươi nữa. Ðã có tội, không biết ăn năn mà còn kiếm cách đỗ lỗi cho người. – phạm Phật thì có Tăng cứu, còn như phạm Tăng thì Phật không độ. Ngươi có hiểu câu đó chăng?”

Sư cụ quở vừa dứt lời, thì cá Kình kia cũng lặn chìm xuống dưới đáy nước.

Kế đó, sau bảy ngày đêm vang tiếng tụng kinh cầu siêu độ tại chùa, thì cá Kình liền trồi lên mặt nước, lết thẳng tới sân Chùa, nằm dài và hướng vào trong Chùa mà nói rằng: “Bạch Thầy, mấy hôm nay, nhờ công đức của Thầy và chư Tăng Ni chú nguyện và tụng kinh siêu độ cho, nên con đã được tiêu nghiệp, thoát kiếp cá Kình và lên cõi trời Dục Giới. Trước khi lên cõi Trời để hưởng sự khoái lạc của chư tiên, con xin đến đây thành tâm lễ tạ ơn Thầy cùng chư Tăng Ni và con nguyện lưu cái xác thân cá Kình tại chùa để mỗi ngày, chư Tăng Ni cầm cây gõ lên đầu con, ngõ hầu làm gương cho những vị nào tu hành còn biếng nhác, ưa khoe khoang, tự cao, tự đại, không chịu khép mình vào vòng giới luật và cũng là để nhắc nhở cho những vị ấy nhớ tới bổn phận tu tâm, hành đạo, để khỏi xao lãng công phu bái sám, niệm Phật tu thiền, thúc liễm thâm tâm, nghiêm trì giới luật.

Vì sự tích như đã kể ở trên, mà từ ngày ấy tới nay, cái mõ mới chạm khắc theo hình con cá để làm kỷ niệm mà thức tỉnh người tu hành. Chính vì thế trong tiếng Hán cũng như tiếng Nhật tên gọi nhạc cụ này nghĩa là mộc ngư (cá gỗ)

HÌNH ẢNH SẢN PHẨM:

12980597_1754188398150185_1854176898_n IMG_2434 IMG_3925

 

 

 

 CƠ SỞ SẢN XUẤT MÕ GỖ

MUA NGAYTùy chọn thời gian giao hàng

Từ khóa:  

Bình luận

Thông tin đặt hàng

Thumbnail

MÕ CHÙA

Đặt hàng

Đặt hàng trực tuyến qua là một giải pháp tuyệt vời nếu bạn ở tỉnh thành khác, hoặc không tiện đến với cửa hàng chúng tôi hoặc muốn tiết kiệm thời gian cho công việc khác

Đặt hàng thành công!

Đơn đặt hàng của bạn đã được gửi đi thành công, trong giờ mở cửa, chúng tôi sẽ gọi điện thoại lại cho bạn trong thời gian sớm nhất. Cám ơn bạn!

Đặt hàng thất bại!

Xin lỗi! Có vấn đề trong việc đặt hàng của bạn. Bạn vui lòng thử lại sau ít phút hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline ở cuối trang web.