Bán đàn tỳ bà Trung quốc rẻ
Giá: 3.500.000 ₫
Bán đàn tỳ bà Trung quốc rẻ
Đàn Tỳ Bà là tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người phương Đông; qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa khác nhau tùy theo từng vùng hoặc từng quốc gia. Tỳ Bà đã xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa với tên gọi PiPa, ở Nhật Bản là Biwa; ở Triều Tiên là Bipa.
Đàn Tỳ Bà có từ thời Trung Hoa cổ đại, theo một số ghi chép là khoảng hơn 2000 năm lịch sử. Tỳ Bà đã du nhập sang nước Việt từ rất sớm. Bằng chứng là hình chạm các nhạc công trên tảng đá vuông dùng làm chân cột chùa Phật Tích; Bắc Ninh; có chạm hình đàn Tỳ Bà giữa hai nhạc công dùng ống Sênh; và ống Tiêu thổi dọc. Trong khi đàn tranh có vóc dáng mà không thấy những con nhạn căng dây, đứng giữa hai nhạc công thổi ống Sênh và ống Sáo ngang.
- Đàn tỳ bà Trung Quốc: Thuật ngữ và nguồn gốc
Từ triều đại Tần – Hán cho đến Tùy – Đường, tất cả nhạc cụ gảy dây đều được gọi là Tì bà (琵, bính âm: pípá, Latin hóa: pipa); do đó có nhiều nhận định khác nhau về thuật ngữ này. Theo quyển Thích danh (釋名) thời Đông Hán; tì bà có thể là từ tượng thanh; có nguồn gốc từ âm thanh của nhạc cụ phát ra. Trong những văn bản cổ xưa nhất; cái từ “tì bà” dù được viết khác nhau (tì bà 枇杷 hay phê bà 批把) nhưng chúng vẫn có nguồn gốc từ người Hồ 胡 (có nghĩa là người ngoại quốc; người man di). Một tài liệu cuối thế kỷ thứ 3 (thời nhà Tấn) cho biết thuật ngữ “tì bà” đã xuất hiện trong triều đại nhà Tần (221–206 TCN). Ngày nay, một số nhà nghiên cứu cho rằng cho rằng tì bà có khả năng xuất phát từ chữ barbat trong ngôn ngữ Ba Tư. Tóm lại, dẫu thuật ngữ tì bà xuất hiện đầu tiên trong thời kỳ nào, nó là từ ngoại nhập hay do người Trung Quốc nghĩ ra thì có một điều chắc chắn rằng trong triều đại nhà Tần có một loại đàn gọi là Tần tì bà. Người ta tin rằng loại đàn này mô phỏng hình thức thô sơ của đàn Không hầu (箜篌) và Huyền đào (弦鼗) – loại nhạc cụ có những dây đàn căng trên cái trống nhỏ gắn tay cầm, được cho là do những người xây dựng Vạn Lý Trường Thành chế tạo vào cuối triều đại nhà Tần. Tần tì bà có cần đàn thẳng, hộp cộng hưởng tròn và 4 dây đàn theo chuẩn 12 nốt. Kiểu này về sau phát triển thành đàn Nguyễn (阮) – nhạc cụ được đặt tên từ họ của nhạc sĩ Nguyễn Hàm (阮咸) trong nhóm Trúc Lâm thất hiền (竹林七賢). Tuy nhiên, cần chú ý, Tần tì bà có thân đàn tròn, do đó nó có thể là loại đàn trùng tên chứ không phải là loại tì bà mà chúng ta biết ngày nay (loại có thân đàn hình quả lê).
Về tì bà hình quả lê, có hai loại mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chúng có khả năng du nhập từ Trung Đông, từ vương quốc cổ Gandhāra (tiếng Phạn: गन्धार) hay Ấn Độ vào miền bắc Trung Quốc trong thế kỷ thứ 4. Loại thứ nhất gọi là Quy từ tì bà (龜茲琵琶, Latin hóa: Kuche pipa), có cần đàn cong với 4 chốt chỉnh dây và 4 dây đàn. Loại thứ hai gọi là Ngũ huyền tì bà (五弦琵琶, Latin hóa: wuxian pipa), có cần đàn thẳng, 5 chốt chỉnh và 5 dây.
Trong triều đại nhà Hán có loại đàn gọi là Hán tì bà. Nhạc cụ này có 4 dây đàn tượng trưng cho 4 mùa, còn chiều dài của đàn tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân và Ngũ hành.
Đến triều đại nhà Tống thì những nhạc cụ gảy dây khác đã có tên riêng; thuật ngữ “tì bà” chỉ còn được sử dụng độc quyền cho nhạc cụ hình quả lê.
Nhìn chung, việc miêu tả những loại tì bà có hình quả lê xuất hiện khá nhiều từ giai đoạn Nam Bắc triều (南北朝, 420 – 589) cho tới đời nhà Đường (唐朝,618-907). Trong triều đại nhà Đường, tì bà phát triển rực rỡ, trở thành nhạc cụ chính trong hoàng cung. Triều đình triệu những nhạc sĩ Ba Tư, Quy Từ và các thầy dạy đàn đến kinh đô Trường An (長安) để giảng dạy, biểu diễn và chế tạo tì bà. Trong thời kỳ đó, nhiều nghệ nhân làm đàn tì bà rất công phu với những nét hoa văn chạm khắc tuyệt hảo. Mô típ chạm khắc thường có liên quan đến Phật giáo.
Loại tì bà 4 và 5 dây đặc biệt phổ biến trong triều đại nhà Đường, chúng “lan tỏa” sang Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc cũng trong triều đại này.
Bên cạnh loại tì bà thông thường còn có một loại khác gọi là Nam âm tì bà (南音琵琶; Latin hóa: nanyin pipa, viết gọn là nanpa) hay Nam quản tì bà (南管琵琶, La tin hóa: Nanguan pipa), gọi dân dã là “tì bà miền nam” hoặc “tì bà nằm ngang”. Nhạc cụ này có nguồn gốc ở khu vực trung tâm Trung Quốc, về sau được đưa tới tỉnh Phúc Kiến rồi được dùng chủ yếu ở tỉnh này. Nam âm có thân đàn khá giống loại tì bà thông thường, những khác biệt chính nằm ở chỗ phím đàn, trục đàn và mặt thân đàn sơn màu đen. Cần và thân đàn được làm từ một khối gỗ duy nhất (thường là gỗ thông, không nặng bằng tì bà thông thường); tuy nhiên có trường hợp mặt thân đàn lại làm từ tung wood. Phần đầu trục cong ngược ra phía sau, phần này và chốt chỉnh được làm riêng. Mỗi bên hông thân đàn có một lỗ thoát âm hình trăng lưỡi liềm. Dưới ngựa đàn có một lỗ nhỏ hình thoi. Nam âm tì bà chỉ có 4 phím đàn chính (thay vì 6 như tì bà thông thường, không có phím trên cùng và phím dưới cùng), làm từ những miếng gỗ hình tam giác, phù ngoài bằng vỏ rùa biển; ngoài ra còn 9-10 phím thấp và mỏng cũng làm từ một loại gỗ theo thang âm diatonic. Phần bàn phím ở hai bên hông những phím tam giác được khảm xà cừ. Nam âm tì bà có 4 dây nilon, chỉnh giọng giống tì bà thông thường, nhưng nhạc cụ này được chơi ở tư thế nằm ngang giống guitar chứ không dựng đứng tựa trên đùi như tì bà thông thường. Khi diễn tấu người ta thường dùng miếng gảy hơn là sử dụng ngón tay hoặc móng giả.
Một nhạc cụ khác có tên là Đồng tì bà (侗琵琶; Latin hóa: Dong pipa), trông không giống lắm loại tì bà thông thường, vì nó có thân đàn hình trái tim chứ không phải quả lê. Tuy nhiên, do nhạc cụ này trùng tên nên chúng tôi cũng giới thiệu ở đây. Đồng tì bà là nhạc cụ gảy dây của tộc người Đồng (侗族) nói tiếng Đồng Thủy (侗水語), cư trú rải rác ở tỉnh Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và khu tự trị Quảng Tây (廣西; Latin hóa: Guangxi Zhuang) thuộc miền nam Trung Quốc. Đồng tì bà được làm từ một khối gỗ khoét rỗng, có một lớp gỗ mỏng dán keo ở mặt trước thân đàn; cần và trục đàn làm từ một khối gỗ khác, thường thì trông khá giống cần đàn Tam huyền (三弦; Latin hóa: sanxien) hay cần đàn Tam vị tuyến (三味線; Latin hóa: shamisen) Nhật Bản. Đồng tì bà có 2 hoặc 3 phím đàn và 4 dây đàn chỉnh bằng 4 trục tròn dài. Các dây này chạy căng trên một ngựa đàn gỗ nhỏ tới một chốt dây nhỏ ở cuối thân đàn. Người ta thường sử dụng Đồng tì bà để đệm hát và khiêu vũ bằng cách đánh chập (strumming).
Nhìn chung, đến triều đại nhà Tống thì loại tì bà hình quả lê có 5 dây đã mai một; không còn được sử dụng nữa. Vào đầu thế kỷ 21 người Trung Quốc đã cố khôi phục lại loại đàn này; tạo ra loại tì bà 5 dây hiện đại mô phỏng từ loại đời nhà Đường, ngoài ra họ còn chế tạo tì bà điện. Trên thực tế; đây là loại tì bà thông thường, được gắn thêm những pickup nam châm kiểu guitar điện để khuếch đại âm thanh thông qua một amplifier hay PA system (hệ thống phân bố và khuếch đại âm thanh điện tử thông qua microphone, amplifier và loa). Trên thị trường còn có loại Tụ trân tì bà (袖珍琵琶) – nhạc cụ đồ chơi của Trung Quốc. Nó là phiên bản nhỏ xíu của đàn tì bà thông dụng, có kích cỡ khác nhau. Tùy theo kiểu; Tụ trân tì bà có từ 2 đến 5 dây, thân đàn hình quả lê; cần và trục đàn dài ngắn khác nhau. Kiểu nhỏ nhất nằm gọn trong lòng bàn tay, kiểu lớn nhất dài trên 40cm.
Đàn PiPa Trung Quốc.
Cấu trúc cơ bản
Tì bà có nhiều loại; song hầu như tất cả đều có thân đàn hình quả lê, mặt đàn thường làm từ gỗ bào đồng hay gỗ phượng hoàng; phần lưng thân đàn làm từ gỗ hồng sắc; gỗ gụ hoặc gỗ đàn hương đỏ. Cần đàn cong hoặc thẳng tùy theo loại. Đầu cần chạm khắc những biểu tượng lạc quan theo quan điểm Trung Quốc; có thể gắn thêm những hạt đá chất lượng tốt. Loại ở đây dài 94,2 cm; thân đàn rộng 22,5 cm, dầy 4,7 cm.
Ban đầu, tì bà có cần đàn 4 phím (gọi là tương 相) nhưng đến đầu nhà Minh nhạc cụ này có thêm những phím bằng tre (gọi là phẩm 品) trên miếng gỗ tăng âm, giúp mở rộng âm vực. Số phím đàn tăng dần từ 10, 14 hay 16 trong thời nhà Thanh, sau đó tăng lên 19, 24, 29 và 30 trong thế kỷ 20. Những phím đàn hình nêm trên cần đàn ban đầu là 4, sau đó được nâng lên là 6 cũng trong thế kỷ 20. Loại tì bà 14 hoặc 26 phím đàn được bố trí gần như tương ứng với quãng một cung và nửa cung trong nhạc phương Tây. Tính từ chốt nâng dây (nut) trên cần đàn, cao độ sẽ là 1 cung -1/2 cung – 1/2 cung -1/2 cung -1/2 cung -1 cung – 1/2 cung -1/2 cung -1/2 cung -1 cung -1 cung – 3/4 cung- 3/4 cung -1 cung – 1 cung – 3/4 cung – 3/4 cung, (vài phím có giọng 3/4 cung hoặc “giọng không rõ ràng”).
Loại tì bà truyền thống có 16 phím trở nên kém phổ biến dần, mặc dù nó vẫn được dùng trong vài loại nhạc địa phương, thí dụ như thể loại Nam Quản (南管). Loại tì bà hiện đại dài khoảng 96 cm, có 4 dây, được gắn thêm 6 phím phụ, kết hợp với 18, 24, 25 hoặc 28 phím chuẩn, bố trí khoảng cách 12 âm nửa cung. Bốn dây đàn chỉnh giọng A, d, e, a, với âm vực rộng từ A đến g3. Ngày xưa dây đàn làm bằng tơ se. Trong triều đại nhà Đường, nghệ sĩ chơi đàn bằng các ngón của bàn tay phải, về sau mới thay bằng miếng gảy lớn. Trong thập niên 1950, dây thường được làm bằng thép bọc nilon hoặc dây kim loại, giúp giọng tì bà tươi sáng và sôi nổi hơn, có vẻ tương tự giọng mandolin. Tuy nhiên, dây kim loại gây trở ngại là khó gảy bằng móng tay hơn, vì thế người ta thường sử dụng móng giả để chơi đàn. Móng giả thường làm bằng làm bằng nhựa hoặc mai rùa. Tì bà có khả năng diễn tả đa dạng cung bậc cảm xúc khác nhau, thường được dùng trong dàn nhạc lớn của Trung Quốc hay đệm cho nhạc kịch. Ngày nay người ta còn sử dụng loại đàn này trong cả nhạc pop và rock.
Kỹ thuật diễn tấu
Khi chơi người ta thường ngồi, đặt đàn trên đùi theo tư thế dựng đứng (hơi nghiêng về bên trái của người đánh đàn); bàn tay trái giữ cần đàn, những ngón tay bấm dây, trong khi đó bàn tay phải gảy dây bằng những ngón tay hay miếng gảy. Có hai kỹ thuật rất phổ biến: thứ nhất là “pí” (琵), đẩy những ngón tay của bàn tay phải từ phải sang trái, có thể sử dụng một hoặc vài ngón tay theo cách đó để đánh cùng lúc, tạo đa âm (ngón bật); thứ hai là “pá” (琶), kéo ngón cái của bàn tay phải từ trái qua phải theo chiều ngược lại.
Kỹ thuật búng dây gọi là “đàn-khiêu” (彈挑), sử dụng ngón trỏ và ngón cái. Đàn 彈 là búng dây bằng ngón trỏ, còn khiêu 挑 là búng dây bằng ngón cái. Thông thường, cách búng dây trên đàn tì bà ngược lại với cách gảy đàn guitar. Người ta búng những ngón tay (kể cả ngón cái) hướng ra ngoài, trong khi đó, khi chơi guitar thì những ngón tay lại gảy vào trong, hướng về lòng bàn tay. Đối với tì bà, cách gảy ngược vị trí so với “đàn” và “khiêu” gọi theo thứ tự là “mạt (抹) và “câu” (勾). Khi gảy hai dây cùng lúc bằng ngón trỏ và cái (hai ngón hoạt động riêng lẻ) gọi là “phân” (分), chuyển động ngược lại gọi là “chích” (摭). Đánh chập nhanh bằng bốn ngón tay gọi là “tảo” (掃), đánh chập nhanh ở vị trí ngược lại gọi là “phất” (拂). Tạo âm thanh đặc biệt bằng kỹ thuật vê (tremolo) thì gọi là “luân chỉ” (輪指). Kỹ thuật này thường được sử dụng cả năm ngón của bàn tay phải, tuy nhiên, có thể sử dụng chỉ bằng một hoặc vài ngón tay.
Kỹ thuật tay trái rất quan trọng đối với sự biểu cảm của nhạc tì bà, giúp tạo ra âm rung, luyến ngắt, vuốt, bật, âm bội và những hòa âm giả (artificial harmonics) giống như kỹ thuật sử dụng trên đàn violin và guitar. Kỹ thuật nhấn dây (string-bending) cũng có thể được dùng để tạo ra âm vuốt và luyến ngắt. Xin lưu ý, phím của tất cả các loại đàn lute Trung Quốc đều cao, do đó những ngón tay thường không chạm vào bàn phím. Đây là điểm khác biệt so với những nhạc cụ có phím của phương Tây. Điều này giúp xử lý tốt hơn trong việc tạo ra giọng và âm sắc. Thêm vào đó, có một số kỹ thuật tạo âm thanh đặc biệt, thí dụ như gõ vào bề mặt thân đàn để tạo âm gõ hoặc xoắn những sợi dây vào nhau trong khi chơi để tạo hiệu ứng tiếng chũm chọe.
‘),
Bình luận
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
- Dòng đàn dành cho người chơi hướng đến chuyên nghiệp
- – Chất gỗ Hương bền đẹp chắc chắn, có khắc họa tiết hoa văn
- – Chất liệu dây: 4 dây hợp kim thép cho âm thanh vang sáng tiếng
- – Chất lượng âm thanh và hình thức tốt trên tầm giá
- – Tặng kèm bao đàn
- – Trọng lượng: 4,5kg
- – Kích Thước: cao 103cm, rộng 32cm, dày 12cm
- Bảo hành : 12 tháng
- Giao hàng : Toàn quốc
Giá: 3.500.000 ₫