Cửa hàng bán trống đế hát văn, ả đào, xẩm,ca trù
Giá: Liên Hệ
Sản phẩm: Cửa hàng bán trống đế hát văn, ả đào, xẩm,ca trù
Chất liệu: gỗ mít, da trâu
Kích thước: rộng 16 cm – cao 16 cm
Có cặp dùi gõ trống.
Trống đế phù hợp trong hát chầu văn, ả đào, xẩm…
Cửa hàng bán trống đế hát văn, ả đào, xẩm,ca trù
Trống chầu, cầm chầu: Trống chầu là trống con thường được dùng trong nghệ thuật ca trù, kích cỡ tương đương trống đế của Chèo, mặt bịt da trâu, tang bằng gỗ mít. Dụng cụ đề đánh trống là roi chầu. (Để biết chi tiết hơn, vui lòng xem trong phần “Về các loại nhạc cụ”)
Thời phong kiến, mỗi khi vua bày tiệc nghe hát đều có phân ra hai vị quan, một là viên Tửu lệnh trông coi việc hành lễ, một là Cổ lệnh tay cầm dùi trống để điều khiển việc tấu nhạc. Trống được dùng ở đây là trống cái. Viên Cổ lệnh đứng trong sân chầu, dùng tiếng trống để điều khiển việc múa hát, khi tiếng hát hay, dở đều dùng tiếng trống để thưởng phạt.
Do các nghi thức ca hát trong cung đều được thực hiện ở sân chầu nên trống được gọi là trống chầu, người đánh trống khen, chê trong canh hát được gọi là quan viên, là người cầm chầu.
Trống đế hay trống chầu là nhạc cụ gõ, họ màng rung xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu đời. Trong nghệ thuật chèo người ta gọi nó là trống đế, còn trong ca trù nó là trống chầu. Đúng như tên gọi, Trống đế làm nhiệm vụ đếcó nghĩa là lót, là chỗ dựa, làm điểm xuyết cho diễn viên khi biểu diễn và ca hát.
Cấu tạo
Trống đế có hai mặt trống hình tròn, đường kính bằng nhau khoảng 15 cm. Mặt trống thường là da nách trâu nạo mỏng (rất dai và bền) đủ sức chịu đựng độ cǎng mặt trống. Đường viền da bịt mặt trống trùm xuống thân trống khoảng 3 cm, được đóng bằng đinh tre. Da trống căng nhưng phải định âm tương ứng giọng hát của diễn viên. Tang trống cao khoảng 18 cm, bằng gỗ mít nguyên khúc gọi là tang liền, song có khi bằng những mảnh gỗ mít chấp lại, sơn phết bên ngoài. Hai dùi trống dài khoảng 25 cm, bằng gỗ cứng. Phía đầu tay cầm to hơn phía đầu gõ vào mặt trống[2].
Âm thanh
Âm thanh Trống Đế nghe vui, cao, lảnh lót, hơi đanh nhưng gọn tiếng. Người ta đánh vào nhiều vị trí khác nhau trên trống đã tạo ra được nhiều âm thanh khác nhau:
- Đánh vào giữa mặt trống, tiếng trống nghe vang, giòn.
- Đánh vào mặt trống nhưng giữ nguyên dùi, âm thanh sẽ khô, xỉn.
- Đánh vào cạnh mặt trống nghe như tiếng phách.
Nhờ kết hợp tài tình các lối đánh ở mặt và tang trống, gây ra sự đối lập nhưng lại hài hòa về màu sắc, âm thanh.
Kỹ thuật biểu diễn
- Ngón vê: Hai tay thay đổi nhau gõ thật nhanh và liên tục hai bên tang trống và trên mặt trống.
- Ngón nóc: Hai tay thay đổi gõ nhanh vào tang trống, nhưng thường là nǎm tiếng một, tiếng sau cùng có độ ngân bằng bốn tiếng đầu.
Sử dụng
Trống Đế có ở Việt Nam từ lâu đời. Trống được coi là nhạc khí gõ cao âm quan trọng, không thể thiếu trong ca trù và sân khấu chèo truyền thống. Ngoài ra trống cũng được dùng trong một vài thể loại ca nhạc dân tộc khác như chầu vǎn nhưng không phổ biến bằng.
trống chầu, trống chầu trong ca trù, bán trống chầu, bán trống đế, giá trống chầu, cơ sở sản xuất trống chầu, cửa hàng bán trống chầu, trống đế, tphcm, sài gòn, hà nội, hồ chí minh