CHUÔNG BÁT TỤNG KINH
Giá: Liên Hệ
CHUÔNG BÁT TỤNG KINH
CHUÔNG BÁT TỤNG KINH
Cách Thức Sử Dụng Chuông Mõ tụng kinh Chuông mõ giúp cho buổi lễ Phật, tụng kinh được trang nghiêm, đều đặn và tạo được sự thành kính và thanh tịnh. Muốn đạt được ý nghĩa trên cần phải đánh chuông mõ thật đúng cách. 2. Hai đoàn sinh thủ chuông mõ đứng đối diện nhìn thẳng nhau chứ không nhìn vào bàn Phật, nhìn vị chủ lễ để theo dõi khi đánh chuông mõ. 3. Ðánh một tiếng chuông thong thả để tất cả đoàn sinh và Huynh Trưởng vào chánh điện, tất cả ngồi tịnh tâm trong lúc vị chủ lễ đến xá Tổ ở bàn thờ Tổ. 4. Ðánh một tiếng chuông cho tất cả đứng dậy chắp tay ngay ngắn, vị chủ lễ lễ Phật ba lạy.
II. Trong Khi Lễ: 1. Niệm Hương, cử bài Trầm Hương Ðốt, Tán Phật, Ðảnh Lễ: a. Ðánh một tiếng chuông sau mỗi bài niệm hương, tán Phật. b. Trong khi hát bài Trầm Hương Ðốt, đánh một tiếng chuông trước khi chấm dứt mỗi câu niệm “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”. c. Sau mỗi câu Ðảnh Lễ đánh một tiếng chuông, tất cả đều lạy.
2. Khai Chuông Mõ: a. Chuông: 3 tiếng rời 0 0 0 b. Mõ: 7 tiếng (4 tiếng rời, 2 tiếng liên tiếp, 1 tiếng rời) X X X X XX X c. Chuông mõ: 1 tiếng chuông, 1 tiếng mõ (3 lần) 0 X 0 X 0 X d. Mõ: 1 tiếng rời, 2 tiếng liên tiếp, 1 tiếng rời X XX X
3. Tụng Bài Sám Hối: a. Mõ: đánh tiếng thứ hai (tử), bỏ tiếng thứ ba (kính), đánh tiếng thứ tư (lạy) rồi tiếp tục đánh từng tiếng bắt đầu tiếng thứ năm (đức) trở đi. b. Chuông: đánh một tiếng sau khi đọc câu “Thành Tâm Sám Hối”. c. Mõ: đánh thúc hai tiếng trước khi chấm dứt bài “Sám Hối Nguyện” d. Chuông: đánh một tiếng sau khi chấm dứt bài “Sám Hối Nguyện”
4. Tụng Danh Hiệu Phật và Bồ Tát: a. Mõ: đánh từng tiếng từ đầu và hơi nhanh hơn bài “Sám Hối Nguyện” b. Chuông: trước khi dứt mỗi danh hiệu đánh một tiếng chuông. 5. Tụng Bài Chú: a. Mõ: đánh nhanh hơn khi tụng các bài chú. b. Chuông: đánh một tiếng trước khi chấm dứt bài chú.
6. Tam Tự Quy: a. Mõ: đánh thong thả (chậm). b. Chuông: đánh một tiếng trước khi chấm dứt mỗi câu Tự Quy Y.
7. Hồi Hướng: a. Mõ: đánh thong thả (chậm). b. Chuông: đánh một tiếng trước khi chấm dứt bài “Hồi Hướng Công Ðức”.
8. Ðọc Các Ðiều Luật: a. Mõ: xong bổn phận không đánh nữa. b. Chuông: đánh một tiếng khi xong các điều luật của Oanh Vũ và một tiếng khi xong các điều luật của ngành Thanh, Thiếu, và Huynh Trưởng. c. Chuông: đánh 3 tiếng chuông chấm dứt buổi lễ Phật. d. Chuông: vị chủ lễ đánh chuông (3 lần) để hai đoàn sinh thủ chuông mõ lễ Phật (3 lạy).
III. Sau Khi Lễ: 1. Hai đoàn sinh thủ chuông mõ thâu kinh, sắp gọn gàng vào tủ kinh. 2. Hai đoàn sinh thủ chuông mõ tắt nến, dọn dẹp bàn thờ trước khi ra ngoài. |
Chuông bát, chuông mõ huế, chuông gia trì, chuông tụng kinh, chuông ngửa,cách đánh chuông khi cúng,cách gõ chuông khi thắp hương,giá bán chuông mõ,tiếng gõ mõ tụng kinh mp3,thỉnh chuông tại gia,bài thỉnh chuông,cách đánh chuông trống bát nhã,chuông mõ huế